Rượu,
bia là nguyên nhân gây ra bệnh của 30 mã bệnh, là nguyên nhân cấu thành của 200
mã bệnh. Với người sử dụng, rượu, bia gây tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe thể
chất và tinh thần, bị suy giảm các vai trò xã hội (công việc, gia đình…). Những
người xung quanh cũng sẽ chịu các ảnh hưởng về sức khỏe thể chất và tinh thần,
bị tổn thất về tài sản, tiền bạc, bị bạo hành, bị phá vỡ các mối quan hệ… Bằng
chứng từ các nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cho thấy, sử dụng rượu, bia của Việt
Nam đang ở mức báo động và có xu hướng gia tăng nhanh qua các năm; thể hiện qua
3 tiêu chí: (1) mức tiêu thụ số lít cồn nguyên chất bình quân/người/năm nhất là
với nam giới, (2) tỷ lệ người dân có uống rượu, bia và (3) tỷ lệ người uống rượu,
bia ở mức nguy hại.
Về
mức độ tiêu thụ rượu bia:
Nếu quy đổi ra số lít cồn nguyên chất thì bình quân/người (>15 tuổi)/năm ở
nước ta đã tăng từ 3,8 lít trong giai đoạn 2003 - 2005 lên 6,6 lít trong giai
đoạn 2008 -2010, và lên tới 8,3 lít vào năm 2016 tức là đã tăng tới 118% và
tăng 30 bậc theo xếp loại của Tổ chức Y tế Thế giới từ vị trí 94 lên vị trí
64/194 quốc gia. Trong đó, tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng
nhanh hơn từ rượu nên tác hại do sử dụng bia cũng đang ngày càng gia tăng.
Về
mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia: Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống
rượu bia cao nhất thế giới và tỷ lệ uống rượu, bia ở cả hai giới đang ngày càng
gia tăng. Năm 2015, tỷ lệ nam giới có sử dụng rượu, bia đã tăng lên ở mức tương
ứng là 80,3% ở nam giới. Nếu tính riêng với nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu,
bia thì bình quân một người ở Việt Nam tiêu thụ trung bình khoảng 27,4 lít cồn
nguyên chất (năm 2010). Mức tiêu thụ này là rất cao, xếp thứ hai trong các nước
Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, xếp thứ 10 Châu Á và thứ 29 thế giới. Mức độ
này sẽ còn gia tăng trong những năm tới nếu không có các biện pháp kiểm soát mạnh
mẽ để kịp thời điều chỉnh.
Nghiêm
trọng hơn, tình trạng uống rượu, bia ở mức nguy hại đang là thách thức lớn ở Việt
Nam. Năm 2015, có tới 44,2% nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại (trong 30
ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60 gam cồn trở lên). Tỷ lệ này ở nam giới đã
tăng gần gấp đôi sau 5 năm (25,1% năm 2010 lên 44,2% năm 2015). Tình trạng này
cũng rất phổ biến trong nhóm lao động có việc làm là nam giới, với hơn 38%. Hầu
hết các hộ gia đình (88,5%) đều có người
uống rượu bia trong 12 tháng qua, 80% có người uống rượu bia trong 30 ngày qua;
đặc biệt trong đó có 46% hộ gia đình có ít nhất một người uống ở mức nguy hại.
(Theo tài liệu cung cấp báo chí của
Vụ Pháp chế - Bộ Y tế ngày 08/06/2018)
|