QUẢNG CÁO
 
Truy cập
Đang online: 5
Tổng số: 700,092
CHI TIẾT
Giám sát phản ứng có hại của thuốc ARV trên bệnh nhi tại một số cơ sở điều trị HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2016
Review on adverse drug reactions (ADRs) related to antiretroviral therapy (ART) in pediatric HIV/AIDS patients at some HIV/AIDS treatment bases Vietnam in 2013 – 2016
Vũ Đình Hòa, Nguyễn Phương Thúy, Đàm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Phương Thịnh, Nguyễn Hoàng Anh b, Trần Ngân Hà, Phạm Lan Hương, Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Hoàng Anh
Số: 514 - Tháng 2/2019 - Trang 3-8

 Theo báo cáo tổng kết hoạt động của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến tháng 6/2016, trên cả nước có khoảng 110.000 bệnh nhân được điều trị ARV, trong đó có 4865 bệnh nhân là trẻ em. Bệnh nhi nhiễm HIV/AIDS phần lớn là do lây truyền từ mẹ nên giai đoạn mang HIV không có triệu chứng thường ngắn, dễ tiến triển thành AIDS đầy đủ sau đó và tử vong sớm. Trong khi đó, việc điều trị ARV cho bệnh nhi hiện gặp nhiều khó khăn do các dạng thuốc được bào chế cho bệnh nhi còn hạn chế, xác định liều dùng phức tạp do bệnh nhi thay đổi cân nặng liên tục, việc tuân thủ điều trị phụ thuộc vào người chăm sóc, tỷ lệ bỏ điều trị cao đặc biệt ở trẻ vị thành niên và tỷ lệ trẻ chuyển sang phác đồ bậc 2 cao hơn so với người lớn. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự xuất hiện biến cố bất lợi, thất bại điều trị và tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định đặc điểm phản ứng có hại của thuốc ARV và các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện phản ứng có hại (ADR) gây thay đổi phác đồ trên bệnh nhi điều trị HIV/AIDS tại một số cơ sở trọng điểm trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016.

Đối tượng

Bệnh án của bệnh nhi nhiễm HIV/AIDS ≤ 12 tuổi được bắt đầu điều trị bằng phác đồ có chứa thuốc ARV kể từ ngày 16/07/2013 đến hết ngày 15/03/2016 tại 8 phòng khám ngoại trú (PKNT) nhi điều trị HIV/AIDS.          Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu theo dõi dọc bệnh nhi theo thời gian.

Dữ liệu về sử dụng thuốc, phản ứng có hại của phác đồ ARV và các thông tin khác của mỗi bệnh nhi được thu thập bằng các biểu mẫu nghiên cứu được thiết kế sẵn.

- Ghi nhận thông tin ban đầu

- Theo dõi biến cố bất lợi (ADE) trong các lần tái khám

- Thẩm định ADE và đánh giá mức độ nghiêm trọng

- ADR của thuốc ARV

Kết quả

            Nghiên cứu đã ghi nhận đặc điểm ADR của thuốc ARV gồm tần suất xuất hiện ADR (34,0 %) và tác động của ADR đến điều trị ARV. Trong đó, rối loạn hồng cầu - máu (16,0 %), rối loạn về da và mô dưới da (7,7 %), rối loạn hệ tiêu hóa (5,6 %) và rối loạn hệ gan - mật (5,0 %) là các phản ứng được ghi nhận nhiều nhất. ADR là nguyên nhân chính khiến bệnh nhi thay đổi phác đồ (67,7 %) chủ yếu liên quan đến thiếu máu, dị ứng trên da và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xác định giai đoạn lâm sàng 4 là yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất xuất hiện ADR gây đổi phác đồ (3,1 lần). Kết quả thu được cung cấp thông tin về ADR bệnh nhi gặp phải khi điều trị bằng của thuốc ARV từ đó tạo tiền đề cho những can thiệp mang tính chất hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho đối tượng đặc biệt này.

 Adverse drug reactions (ADRs) related to antiretroviral therapy (ART) in pediatric HIV/AIDS patients at 8 sentinel sites were characterised. Related data of pediatric HIV/AIDS outpatients aged ≤ 12 were retrorespectively collected since ART initiation on 16/07/2013 and followed until 15th Sep 2016. Information related to AE from each site was sent to The National DI&ADR Center using paper-based forms. Total number of enrolled patients was 338 at the mean age of 57.1 ± 41.9 months. Male accounted for 52.1 %. AZT-based regimens were most frequently used (72.5 %) followed by AZT- based regimens (26.0 %) and TDF-based regimens (1.5 %). 115 patients experienced at least one ADR during treatment period (34.0 %). The most common ADRs were red blood cell disorder (16.0 %) followed by skin and appendages disorders (7.7 %). Treatment regimen switching occurred in 19.2 % patients, of these 67.7 % were due to ADRs. Multivariate Cox regression showed that clinical stage 4 was associated with higher red blood cell disorders (HR=3.9; 95 % CI: 1.7-8.9) and with higher risk of ADRs causing ART regimen alteration (HR=3.1; 95 % CI: 1.6 - 6.0). In conclusion, the incidence of ADRs from ART was high. The ADRs incidence and risk factors explored by this study would provide helpful information for appropriate treatment and intervention.
Quay trở lại

Bản quyền thuộc về Tạp chí Dược học – Bộ Y tế

Địa chỉ: 138 A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 04.37367717 – 04.37368367 - E-mail: tapchiduocbyt@gmail.com