QUẢNG CÁO
 
Truy cập
Đang online: 1
Tổng số: 700,336
CHI TIẾT
Phân tích lượng thuốc điều trị ung thư pha chế sử dụng cho bệnh nhân tại Bệnh viện K
Analysis of antineoplastic agents in ordering and prepation for cancer patients at Vietnam National Cancer Hospital
Nguyễn Quỳnh Hoa, Phạm Thanh Phúc, Nguyễn Trung Hà
Số: 516 - Tháng 4/2019 - Trang 24-30

 Hoá trị liệu là phương pháp quan trọng, không chỉ là lựa chọn hàng đầu trong điều trị ung thư tinh hoàn, ung thư máu... mà còn có hiệu quả cao khi phối hợp với phẫu thuật, xạ trị trong điều trị nhiều bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, bản chất các thuốc điều trị ung thư phần lớn là chất gây độc hại cho tế bào, vì vậy yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh cũng như nhân viên y tế trong quá trình điều trị. Sử dụng đúng liều theo các phác đồ chuẩn đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị, vì vậy các thuốc điều trị ung thư cần được tính liều chính xác theo diện tích bề mặt cơ thể của bệnh nhân và pha loãng trước khi truyền. Việc giảm liều so với phác đồ chuẩn sẽ làm giảm hiệu quả của phác đồ, theo khuyến cáo chung nếu như bắt buộc phải giảm liều thì cũng không nên giảm quá 15 - 25 %.

            Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa hạng 1 chuyên ngành ung bướu trực thuộc Bộ Y tế với 1800 giường bệnh. Bệnh viện hiện có 66 khoa, phòng, đơn vị, bộ phận tại 3 cơ sở điều trị tại Quán Sứ, Tân Triều và Tam Hiệp. Hoá chất điều trị ung thư là nhóm thuốc có tỷ trọng lớn nhất trong Bệnh viện K, trong đó nhóm thuốc điều trị đích gồm các kháng thể đơn dòng và ức chế proteinkinase có giá trị sử dụng cao nhất, sau đó là các nhóm alcaloid và hợp chất platin. Nhóm alcaloid có paclitaxel, docetaxel và vinorelbine đều thuộc nhóm A, các kháng thể đơn dòng cũng nằm trong nhóm A trừ cetuximab.

 Áp dụng quy trình chuẩn bị thuốc cho hoá trị liệu tại Khoa Dược Bệnh viện đã cho kết quả không chỉ đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, mà còn tiết kiệm chi phí cho cơ sở. Trong điều kiện Bệnh viện K chưa tổ chức chuẩn bị hoá chất tập trung do nhân viên Khoa Dược đảm nhiệm, điều dưỡng các khoa lâm sàng chuẩn bị hoá chất ung thư căn cứ theo y lệnh truyền hoá chất của bác sỹ sau khi lĩnh hoá chất nguyên lọ từ Khoa Dược. Hiện chưa có báo cáo nào phân tích tình hình kê đơn và sử dụng hoá chất ung thư thực tế cho bệnh nhân so với lượng cấp phát nguyên lọ tại Khoa Dược. 

            Nghiên cứu tiến hành phân tích tình hình cấp phát và sử dụng thực tế hoá chất ung thư cần pha chế vào dịch truyền cho bệnh nhân điều trị ung thư tại Bệnh viện K với mục đích cung cấp bằng chứng về tình hình sử dụng hoá chất ung thư trong điều trị cũng như các vấn đề liên quan đến kê đơn hoá chất ung thư điều trị của bệnh nhân, nhằm đề xuất giải pháp quản lý sử dụng thuốc, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng khám chữa bệnh.

            Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên toàn bộ bệnh án của bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội, Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều trong thời gian tháng 4/2016.

            Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, thu thập số liệu bằng phiếu thu thập thông tin từ bệnh án, từ y lệnh truyền hoá chất và sổ pha chế hoá chất của các Khoa Lâm sàng.

Nội dung thu thập từ bệnh án điều trị và sổ pha chế gồm: Họ tên bệnh nhân, năm sinh, giới tính, địa chỉ/ Chẩn đoán bệnh/ Tên thuốc, hàm lượng, số lượng hoá chất dự trù cấp phát/ Đơn giá và thành tiền/Tên phác đồ hoá chất chỉ định/ Liều dùng, dung môi pha chế thực tế cho bệnh nhân

Lượng thuốc chênh lệch (Mcl) được tính toán là hiệu số giữa lượng thuốc được cấp phát và lượng thuốc sử dụng theo mg hoạt chất: Mcl = Mcấp phát – Mthực tế.

            Kết quả

            Hoá chất điều trị ung thư là nhóm thuốc có tỷ trọng lớn nhất trong toàn Bệnh viện K, trong đó nhóm thuốc điều trị đích gồm các kháng thể đơn dòng và ức chế proteinkinase có giá trị sử dụng cao nhất sau đó là các nhóm alcaloid và hợp chất platin. Giá trị chênh lệch giữa lượng sử dụng để pha chế thực tế cho bệnh nhân theo liều chỉ định của bác sỹ chiếm 4,8 % so với tổng tiền thuốc được cấp phát nguyên lọ từ Khoa Dược. Các nhóm alcaloid, các kháng thể đơn dòng và hợp chất platin có lượng thuốc chênh lệch trị giá lớn nhất trong số thuốc dư ra. Việc tổ chức pha chế hoá chất ung thư tập trung theo các quy trình nghiêm ngặt là rất cần thiết để làm giảm nguy cơ vấy nhiễm cho nhân viên y tế tại các khoa phòng, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và tiết kiệm phần lớn những lượng thuốc dư thừa tránh lãng phí.

 As an overall look on the drug use showed the antineoplastic agents accounted for the highest part in the drug expenditure of the Vietnam National Cancer Hospital, and of which, the target group consisting of monoclonal antibodies and proteinase inhibitors took the highest value, followed by alkaloid group and platinum compound, a comparison estimation was investigated between the monthly actual amount of antineoplastic agent preparations made in situ and that of those dispensed from the pharmacy in unopened vials by prospective study. In value, the difference between them was found 4.8 %. The value differences were found the greastest for alcaloid group, monoclonal antibodies and platinum compounds in comparison with each other in pair. The study suggested organizing the centralised chemotherapy preparation at the pharmacy and keeping strict preparation procedures would be essential to reduce the risk of contamination for medical staffs and environmental pollution, as well. In addition, centralized preparation would avoid the majority of the squandering and excessive use of antineoplastic agents.
Quay trở lại

Bản quyền thuộc về Tạp chí Dược học – Bộ Y tế

Địa chỉ: 138 A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 04.37367717 – 04.37368367 - E-mail: tapchiduocbyt@gmail.com