QUẢNG CÁO
 
Truy cập
Đang online: 4
Tổng số: 697,306
CHI TIẾT
Nghiên cứu cải thiện tính chất cao khô sấy phun ngải trắng sử dụng tá dược silicon dioxid
Improvement of Curcuma aromatica spray-dried extracts using silicon dioxide
Nguyễn Đức Hạnh, Trần Toàn Văn, Nguyễn Đăng Khoa
Số: 521 - Tháng 9/2019 - Trang 17-22

Ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb) là dược liệu đã được sử dụng từ lâu đời với tác dụng trị bệnh ngoài da, bong gân, bầm tím, rắn cắn, kháng viêm, làm lành vết thương. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh các hoạt tính kháng viêm, kháng ung thư, kháng nấm, chống oxy hóa của ngải trắng (NT).

Cao khô sấy phun là cao chiết dược liệu có dạng hạt khô, mịn, ổn định và thời gian bảo quản lâu hơn so với cao lỏng và cao đặc. Tuy nhiên, cao khô sấy phun thường dễ bị hút ẩm, đóng cứng, độ trơn chảy kém, ảnh hưởng đến độ đồng đều khối lượng, hàm lượng hoạt chất và giảm chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và bảo quản. Những nhược điểm nói trên đã và đang hạn chế phạm vi ứng dụng của cao khô sấy phun làm nguyên liệu đầu vào trong các dây chuyền sản xuất thuốc từ dược liệu, dẫn đến làm giảm tính phổ biến của cao khô sấy phun trên thị trường. Vì vậy, đề tài thực hiện 2 phương pháp tiềm năng để cải thiện tính chất của cao khô sấy phun NTphương pháp phối hợp tá dược SD vào dịch chiết trước khi sấy phunphương pháp trộn vật lý tá dược SD vào cao khô sấy phun NT nhằm cải thiện độ trơn chảy, tính hút ẩm của cao khô sấy phun NT, tạo thuận lợi trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm chứa cao khô NT.

Đối tượng nghiên cứu

Dịch chiết đậm đặc NT (C. aromatica) do Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cung cấp. SD được cung cấp bởi Grace Davison (Grace GmbH Co. KG, Đức).

Phương pháp nghiên cứu

- Quy trình điều chế các mẫu cao khô NT.

- Khảo sát hình thái bột.

- Xác định góc nghỉ và tốc độ chảy.

-  QUOTE  Chỉ số nén - chỉ số Hausner.

- Tính hút ẩm.

Kết luận

Các mẫu cao khô sấy phun NT được điều chế bằng 2 phương pháp độn tá dược SD vào dịch sấy phun và trộn vật lý với các tỷ lệ 10% và 30%. Tính chất các mẫu cao khô NT được khảo sát gồm hình thái, độ trơn chảy và tính hút ẩm cho thấy phương pháp độn tá dược SD vào dịch sấy phun ở tỷ lệ 10% là giải pháp giúp cải thiện các tính chất cao khô NT đồng thời về độ trơn chảy và tính hút ẩm. Cao khô sấy phun NT được cải thiện tính chất có thể được ứng dụng làm nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất các sản phẩm liên quan trong công nghiệp sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng từ dược liệu NT.

Silicon dioxide (SD) was used as a carrier to reduce the moisture sensitive properties and enhance the flowability of the spray-dried extracts from Curcuma aromatica. Five extraction samples were prepared from the concentrated liquid extracts in the following ways: Spray-drying the original concentrated liquid extracts; mixing SD with the concentrated liquid extract before spraying or (3) physically mixing SD with the spray-dried extracts. The ratios of SD in the final mixtures were set at 10% or 30% (w/w). All the five obtained samples were evaluated for their physical properties such as particle morphology, flowability (angle of repose, flow rate, Carr’s Index, Hausner ratio) and hygroscopicity. The original spray-dried extract samples (without SD) were of poor flowability and high hygroscopicity. All the samples containing SD showed significant improvement in both flowability and hygroscopicity. The samples prepared by mixing 10% SD with C. aromatica concentrated liquid extracts before spraying was demonstrated as the best of these five samples. Adding SD to the concentrated liquid extracts before spraying was proved as so good for preparation of the C. aromatica dried extracts. The so prepared extracts could be the potential starting material for producing its related products.

Quay trở lại

Bản quyền thuộc về Tạp chí Dược học – Bộ Y tế

Địa chỉ: 138 A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 04.37367717 – 04.37368367 - E-mail: tapchiduocbyt@gmail.com