QUẢNG CÁO
 
Truy cập
Đang online: 1
Tổng số: 692,397
CHI TIẾT
Đánh giá sự hài lòng của dược sĩ khóa 67 với hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Dược Hà Nội
Assessing pharmacist satisfaction with training activities at Hanoi University of pharmacy
Đỗ Xuân Thắng, Hoàng Huyền Hương, Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thanh Bình
Số: 523 - Tháng 11/2019 - Trang 11-17

Dược sĩ được đào tạo từ các trường đại học ngành Dược là nguồn nhân lực quan trọng của hệ thống y tế nói chung và ngành Dược nói riêng. Nhằm tăng cường chất lượng của nguồn nhân lực dược phục vụ trong hệ thống y tế, các trường đại học ngành Dược không chỉ tập trung cải thiện chất lượng giảng dạy mà còn cần phải quan tâm đến sự hài lòng của sinh viên, dược sĩ. Vì vậy, nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đại học ngành Dược và các dược sĩ được các nhà nghiên cứu quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới{Patkar, 2003 #11}. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên, dược sĩ vừa tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của trường đào tạo đại học ngành Dược theo hệ tín chỉ.

Trong đào tạo ngành Dược, David Holdford và Anuprita (2003) dựa trên mô hình SERVPERF (chất lượng dịch vụ cảm nhận) đã mô tả  nhận thức và mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tại Khoa Dược, Trường Đại học Virginia Commonweath của Mỹ. Kết quả cho thấy, mô hình với 5 nhân tố đã giải thích được 63% sự hài lòng của học viên. Đây là một nghiên cứu có phương pháp và kết quả tương đối tốt, nó cũng đã chỉ ra được nhân tố nổi bật nhất ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, đó là hành vi cá nhân của giảng viên (47%).

Trường Đại học Dược Hà Nội đi tiên phong trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ dược cho ngành y tế Việt Nam đặc biệt là đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao ngang tầm khu vực và thế giới. Hiểu được vai trò quan trọng của mình, Trường đã tập trung xây dựng, hoàn thiện về chương trình đào tạo, cũng như đội ngũ cán bộ giảng viên, đưa ra nhiều phương pháp quản lý, cải tiến việc dạy học để phù hợp với nhu cầu xã hội. Với hệ đào tạo đại học chính quy, hằng năm Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động thu thập ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động đào tạo của Nhà trường, bên cạnh đó một số nghiên cứu về phản hồi của sinh viên với hoạt động giảng dạy đã được thực hiện; tuy nhiên, các kết quả đưa ra chỉ dừng lại ở số liệu tổng hợp, chưa có phân tích cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức độ hài lòng. Nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý của Trường ĐH Dược Hà Nội trong việc xác định được các nhân tố quan trọng cần cải tiến trong việc nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu (i) Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của dược sĩ khóa 67 về hoạt động đào tạo tại Trường và (ii) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của dược sĩ khóa 67 về hoạt động đào tạo tại Trường ĐH Dược Hà Nội.

            Đối tượng nghiên cứu

            Dược sĩ khóa 67 tốt nghiệp năm 2017 tại Trường ĐH Dược Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng.

- Công cụ nghiên cứu - thang đo.

- Thu thập dữ liệu.

            - Phân tích và xử lý số liệu.

            Kết luận

Về nhân tố ảnh hưởng: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của dược sĩ K67 đối với hoạt động đào tạo tại Trường ĐH Dược Hà Nội bao gồm: (1) đội ngũ giảng viên; (2) khả năng phục vụ; (3) chương trình đào tạo; (4) cơ sở vật chất; (5) thư viện và hệ thống trang điện tử.

Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Trong đó, “khả năng phục vụ” là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất (hệ số beta = 0,257; hệ số hồi quy = 0,197); “cơ sở vật chất” là nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai đến biến thiên của sự hài lòng của dược sĩ K67. Hầu hết dược sĩ K67 (83,6%) hài lòng cao với hoạt động đào tạo của Trường. Trong đó, dược sĩ hài lòng nhất với nhân tố “Đội ngũ giảng viên”. Thư viện và hệ thống trang điện tử là nhân tố cần xem xét cải thiện.

Trường ĐH Dược Hà Nội cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng và có giải pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo và sự hài lòng của dược sĩ được đào tạo từ nhà trường.

As identifying and improving factors impacting on the training activities and pharmacist satisfaction is an important task in pharmaceutical education, pharmacists graduated at Hanoi University of Pharmacy (HUP) in 2017 were subjected to a cross-sectional study. Influencing factors and the intensity of each one on the level of pharmacist satisfaction were identified by factor analysis and multi regression analysis. Five main factors were found to impact on pharmacist satisfaction explaining 54% of total outcome. These were the lecturers, supporting service, curriculum, the material facilities, the library and supported information. Lecturers (mean = 4.2) were considered as the most pharmacist satisfaction factor, while the supporting service (Beta = 0.257, p < 0.05) was considered as the greatest impact. Library and supported information were esteemed to have lower influence on the level of pharmacist satisfaction, and as thus, need to be improved according to the regression results. To improve the quality of training activities and the pharmacist satisfaction, HUP needs careful consideration on these factors and appropriate interventional solutions.

Quay trở lại

Bản quyền thuộc về Tạp chí Dược học – Bộ Y tế

Địa chỉ: 138 A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 04.37367717 – 04.37368367 - E-mail: tapchiduocbyt@gmail.com