Trong thế kỷ này, thế giới phải đối mặt với hai đại
dịch do virus Corona có nguồn gốc từ
dơi là hội chứng hô hấp cấp tính nặng - còn gọi là SARS-CoV (Severe acute
respiratory syndrome coronavirus) và hội chứng hô hấp Trung Đông - còn gọi là
MERS-CoV (Middle East respiratory syndrome coronavirus). Và gần đây, vào ngày
31 tháng 12 năm 2019, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Trung quốc đã
ghi nhận trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân đầu tiên tại thành phố Vũ
Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Dịch bệnh không chỉ lan ra ở nhiều địa
phương của quốc gia này mà còn lây lan ra các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Các nhà khoa học gọi chủng virus mới là "virus Corona mới 2019" (viết
tắt là 2019-nCoV). Đến ngày 11/2/2020, WHO đã công bố tên chính thức của dịch
này là Covid-19 và thống nhất tên gọi chính thức cho virus gây bệnh này là
"virus Corona hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2" (viết tắt là
SARS-CoV-2).
Trước diễn biến nghiêm trọng của dịch bệnh, các nghiên
cứu về cấu trúc bộ gen và đa dạng di truyền của chủng virus mới là rất cần
thiết để phân
tích nguồn gốc lây nhiễm và đưa ra các
chẩn đoán chính xác. Vì vậy, từ khi xuất hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên,
các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định chủng virus mới bằng nhiều phương pháp
bao gồm phương pháp Sanger và giải trình tự thế hệ mới - NGS (next-generation sequencing). Trong đó, nổi bật là phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới
- NGS, cho phép giải trình tự toàn bộ các thông tin di truyền có
trong bệnh phẩm, từ đó phát triển các phương pháp xét nghiệm và phân tích đa
dạng di truyền của virus gây bệnh.
Ngày
24/01/2020, dữ liệu bộ gen của virus SARS-CoV-2 được giải max bằng phương pháp NGS lần đầu tiên công bố trên Tạp chí Y học New England. Cho đến nay đã có hơn 80 trình tự gen của
virus này được giải mã hoàn toàn và được công bố trên GISAID và
GENBANK. Giải mã các thông tin di truyền đã giúp các nhà khoa học phân tích sâu
hơn về sự tiến hóa cũng như đặc điểm di truyền phân tử của SARS-CoV-2 so với các chủng virus Corona khác đã được phát hiện trước đây. Điều này, rất quan trọng
trong công tác phát triển vaccin phòng bệnh và chế tạo các xét nghiệm chẩn đoán
Covid-19 nhanh.
Bài báo này nhằm giới thiệu
về ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) để nghiên cứu Covid-19.
Giải trình tự gen thế hệ mới NGS
Bước 1:
Tạo thư viện: DNA sẽ được cắt ngắn phù hợp theo phương pháp và thường được gắn một đoạn
nucleotide và 2 đầu.
Bước 2:
Giải trình tự bằng phương pháp tổng hợp: Các thành phần cho phản ứng khuếch đại được thêm
vào và xác định nucleotide theo nguyên lý của phương pháp.
Bước 3:
Ghép nối các đoạn DNA đã được giải trình tự.
Bước 4:
Sử dụng các phần mềm tin sinh phân tích dữ liệu trình tự thu được theo mục tiêu
nghiên cứu
Ứng dụng trong phát hiện và xác
định chủng virus mới gây bệnh Covid-19 bằng thiết bị giải trình tự gen thế hệ mới
-NGS
+ Phương
pháp lấy mẫu và phân lập virus;
+ Phương
pháp tách chiết RNA của virus và chuyển thành cDNA;
+ Giải trình tự NGS;
+ Phân
tích kết quả;
Kết luận
Nhờ vào kết quả giải trình
tự gen và phân tích phát sinh loài mà các nhà khoa học đã biết virus
2019n-CoV là
một chủng virus mới thuộc chi Betacoronavirus, thuộc phân chi Sarbecovirus. Chủng này khác biệt về mặt di truyền với chủng MERS-CoV và SARS-CoV nhưng lại có họ hàng
gần với hai chủng giống SARS phân lập từ dơi là bat-SL-CoVZC45 và chủng
bat-SL-CoVZXC21, được phân
lập vào năm 2018 ở phía tây Trung Quốc.
Không chỉ xác định nguồn gốc
của virus, phương pháp giải trình tự gen đã giúp các nhà nghiên
cứu có cái nhìn rõ ràng về cấu trúc hệ gen, kiểm
soát được các đột biến phát sinh, giúp phát triển phương pháp
phát hiện virus bằng phương pháp sinh học phân tử khác thông
qua mồi và đoạn dò đặc hiệu. Nhờ vậy quá trình phát hiện virus được rút
ngắn rất nhiều so với thời gian giải toàn bộ bộ gen của virus. Việc xây dựng mô hình
liên kết thụ thể của virus cũng được dự đoán dựa vào kết quả giải trình tự gen,
giúp phát triển vaccin phòng bệnh.
Phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới-NGS và các
phần mềm tin sinh học đã nâng cao sự hiểu biết về nguồn gốc và cơ chế truyền
bệnh, giúp đẩy nhanh việc xác định mầm bệnh và thúc đẩy chia sẻ dữ liệu. Chính
điều này đã hỗ trợ con người trong cách giải quyết đối phó với sự bùng phát của
các bệnh truyền nhiễm hay đại dịch.
|