Baeckea frutescens L. là loài duy nhất thuộc chi Chổi
xuể (Baeckea L.),
họ Sim (Myrtaceae), có tên thường gọi là chổi xuể, chổi sể, chổi trện, thanh
hao, hanh hao, được phân bố rộng rãi ở ven biển ở vùng trung du Bắc và Trung
bộ. Cây Chổi xuể được dùng làm thuốc chữa phong thấp đau xương, rối loạn tiêu
hóa, kinh nguyệt không đều, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, chữa cảm cúm, nhức
đầu bằng cách đốt xông khói hoặc nấu nước xông, dùng ngoài để sát trùng các vết
thương, mụn nhọt, chàm da . Gần đây nhiều thành phần hóa học như flavonoid, terpen,
polyphenol đã được báo cáo phân lập từ cây chổi xuể với nhiều hoạt tính sinh học như
chống viêm, kháng khuẩn, chống ung thư… Trong bài báo này chúng tôi công bố về việc phân lập và xác định
cấu trúc hóa học của 4 hợp chất từ cây chổi xuể thu hái tại tỉnh Bắc Giang,
đồng thời sơ bộ đánh giá tác dụng chống viêm của các chất phân lập được trên in vitro.
Nguyên
liệu nghiên cứu
Toàn cây chổi
xuể được thu hái tại tỉnh Bắc Giang vào tháng 10/2017 và được GS.TS. Phan Kế Lộc
và Ths. Nguyễn Anh Đức – Bảo tàng Thực vật (HNU), Khoa Sinh học, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên giám
định tên khoa học.
Phương
pháp nghiên cứu
- Phương pháp chiết xuất
- Phương pháp phân lập
- Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất
- Đánh giá tác dụng chống viêm trên in
vitro
Kết
luận
Từ
phân đoạn n- butanol của dịch chiết
ethanol của cây chổi xuể đã phân lập được 4 hợp chất flavonoid là quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid,
myricetin, kaempferol và taxifolin. Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), phương pháp vật lý, kết hợp
so sánh với tài liệu tham khảo. Trong đó, hợp chất 4 (taxifolin) được công bố phân lập lần đầu tiên từ cây chổi xuể.
Tất cả các hợp chất 1- 4 được sơ bộ đánh giá tác dụng chống
viêm trên in vitro thông qua đánh giá khả năng ức chế enzyme cyclooxygenase. Kết quả thu được cho thấy các hợp
chất đều thể hiện tác dụng ức
chế rõ rệt enzyme COX-1 với các giá trị IC50
nằm trong khoảng 3,82 - 6,72 μmol·L-1 và enzyme COX-2 với các giá trị IC50
nằm trong khoảng 1,92 - 3,43 μmol·L-1. Những phát hiện này đã cho thấy tác dụng chống viêm của cây chổi xuể có thể
do sự có mặt của các flavonoid này trong cây.
|