Chi Bauhinia đã được biết có một lịch sử lâu dài về tác dụng điều trị
các bệnh cấp tính và mạn tính như kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, sỏi mật,
hạ đường huyết, … trong y học dân gian và y học cổ truyền. Trong thời gian gần đây trên thế giới đã có một số công
trình nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học như chống oxy hóa,
kháng khuẩn … từ vỏ, hạt, lá, hoa và vỏ thân của nhiều loài trong chi này như B. variegata, B. purpurea, B. vahlii, B. forficata. Chi Bauhinia có khoảng 300 loài, ở Việt Nam
có khoảng 33 loài trong đó Bauhinia
bracteata Benth. gặp nhiều ở Đăk Lăk, người dân nơi đây còn gọi là móng bò
leo hay móng bò rừng, thường dùng lá để hãm nước uống hàng ngày theo kinh
nghiệm dân gian nhằm bảo vệ sức khỏe, chống bệnh tật hay trị sỏi mật, hạn chế
sỏi tái phát … Tuy đã có
công bố về phát hiện loài này trên thế giới và được mô tả về đặc điểm sinh
thái, phân bố, phân loại thực vật trong nhiều sách về thực vật tại Việt Nam của
nhiều tác giả như Võ Văn Chi, Phạm Hoàng Hộ; nhưng cho đến nay, chưa có tác giả
nào công bố kết quả nghiên cứu cụ thể về Bauhinia
bracteata Benth. ở trong nước cũng như trên thế giới. Xuất phát từ những lý do
trên, nghiên cứu này công bố các kết quả đầu tiên về phân lập, xác định cấu
trúc các hợp chất từ dịch chiết ethyl acetat của lá cây móng bò leo và tác dụng
chống oxy hóa so với acid ascorbic nhằm chứng minh giá trị y học về tác dụng
chống oxy hóa của loài B. bracteataso
với các loài khác trong chi đã được biết đến; Xây dựng quy trình định lượng một
số hợp chất này bằng phương pháp HPLC
góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về cây thuốc và đa dạng của nguồn
thảo dược hướng tác dụng chống oxy hóa tại Việt Nam.
Nguyên liệu
Lá móng bò leo thu hái
vào tháng 3/2019 tại phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Phương pháp nghiên cứu
- Khảo
sát thực vật và phân tích ADN
- Sàng
lọc hoạt tính chống oxy hóa
- Phương pháp chiết xuất thường quy
- Xây dựng quy trình định lượng các hợp chất phân lập
- Thẩm định quy trình phân tích
Chuẩn bị mẫu
- Dung môi pha mẫu
- Dung dịch đối chiếu gốc acid gallic
- Dung dịch đối chiếu gốc hyperin
- Dung dịch đối chiếu
- Dung dịch thử
Kết luận
Đã phân lập được 4 hợp chất từ cao ethyl acetat của lá
móng bò leo đạt độ tinh khiết sắc ký trên 96% và có hoạt tính chống oxy hóa cao
hơn so với chất đối chiếu acid ascorbic cũng như xây dựng và thẩm định quy
trình định lượng đồng thời acid gallic và hyperin trong lá móng bò leo bằng
phương pháp HPLC-PDA đạt yêu cầu theo
hướng dẫn của ICH và AOAC. Những kết quả nghiên cứu này góp phần vào việc bổ
sung cơ sở dữ liệu hóa học và tác dụng sinh học của cây móng bò leo, giúp định
hướng cho những nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học cũng như các tác
dụng sinh học của cây móng bò leo.
|
Bauhinia bracteata Benth. Fabaceae is a species that grows a lot in Dak
Lak province, and belongs to the Bauhinia
genus. This genus
contains many common species in Viet Nam that have the main chemical components
such as flavonoid, tannin, organic acid,… with important bioactivities such as
antioxidants, antibacterials, anti-inflammatories, anti-hyperglycemias, and
anti-diarrheas, … So far, there have been no published studies on
phytochemicals and bioactivities of Bauhina
bracteata. Therefore, this study was
conducted with the aim of contributing to determine chemical composition, and
demonstrate antioxidant activity of Bauhina bracteata. Leaves of Bauhinia bracteata were collected in March 2019 at Thanh Nhat
ward, Buon Ma Thuot City, Dak Lak province. The morphological characteristics
and microsurgery of leaves, and ADN
analysis of Bauhinia bracteata
were determined. The total and insoluble ash, and humidity were 8.18%, 0.40%,
and 9.08%, respectively. The content of extractable substances in 80% alcohol
was 15.15%. The main chemical components in Bauhinia bracteata leaves were flavonoid, tannin, organic acid,
saponin,… By using exhausted extraction and evaporation methods and combining
with liquid – liquid partition extraction, the n-hexane (18 g), chloroform (40
g), and ethyl acetate (120 g) extracts were obtained from 6 kg of Bauhinia bracteata leaves. Among of them, ethyl acetate extract
showed the highest antioxidant activity. Ethyl gallate (46 mg, chromatographic
purity over 98%), gallic acid (540 mg, purity over 97%), hyperin (148 mg,
purity over 98%), and myricitrin (38 mg, purity over 96%) were isolated from 60
g of ethyl acetate extract. All isolated compounds had lower IC50
than ascorbic acid. Gallic acid showed the lowest (2.93 µg/ml), thus the
strongest antioxidant activity and 2.95 times stronger than ascorbic acid.
Ethyl gallate and myricitrin, and hyperin showed 2.73, 2.36 times stronger than
ascorbic acid, respectively. The HPLC-PDA method for simultaneous determination
of gallic acid and hyperin was developed and validated, using mixture of
methanol and 0.1% phosphoric acid pH 3.5 (40:60) as mobile phase in isocratic
mode, and InertSustain C18 column (250 x 4.6 mm;
5 µm). Validation results showed that the method was suitable for the
HPLC system, selective, wide linearity range, low detection and quantitation
limits, high accurate and precise, and conformed the requirements for a
quantitative determination process. The results of this study contributed to
phytochemical and bioactivity database of Bauhinia bracteata, and refer to further studies on chemical composition as well as
biological activities of this plant.
|